7 món ăn vặt ngon ở Sài Gòn có khả năng ‘gây nghiện’ cực nhanh
Sài Gòn từ lâu nổi tiếng là thiên đường ăn vặt với vô vàn các món ăn bắt mắt và hợp khẩu vị với nhiều người. Trộn lẫn từ nhiều nền văn hóa địa phương khác nhau, những món ăn vặt Sài Gòn ngày càng được nhiều người yêu thích và tìm đến thưởng thức.
|| Bạn có thể xem thêm: vé máy bay tết
|| Bạn có thể xem thêm: vé máy bay tết
1. Bánh dừa Tản Đà
Bánh dừa (hay còn gọi là bánh bò dừa) được làm từ bột, trứng gà, bơ và mứt dừa. Vỏ bánh đổ trên chảo nhỏ giống bánh xèo. Bánh sau khi nướng khoảng 1 phút sẽ đạt được độ vàng, mềm và tỏa ra mùi thơm khó cưỡng. Sau đó, bánh sẽ được quết bơ đều lên vỏ trong của bánh, bỏ mứt dừa vào làm nhân bánh, úp vỏ bánh còn lại lên trên và cắt nhỏ ra làm 6 phần như bánh pizza để tiện cho bạn mang về hay ăn luôn tại chỗ.
Bánh dừa ở Sài Gòn được bán nhiều, nhưng đa phần là bánh trong khuôn nhỏ và nhân dừa cũng không nơi nào ngon bằng ngã tư Tản Đà – Tân Hàng. Ở đây chỉ bán đúng một loại bánh dừa, từ tầm trưa khoảng 11h đến 4h chiều là hết. Giá 23.000 VND/cái. Bánh dừa được làm phải nói là ăn không biết ngán, nhìn to vậy nhưng nếu đói thì một người ăn cũng hết, ăn vừa hết miếng này sẽ muốn ăn miếng nữa. Khách tới thường mua hai cái trở lên, ăn vừa lúc làm xong nóng hổi thì ngon không còn gì bằng.
Địa chỉ: Ngã tư Tản Đà – Tân Hàng, Q5
2. Hột vịt lộn lăn bột Phạm Đình Hổ
|| Xem thêm: vé máy bay sài gòn hà nội
Gần như tất cả các quán ốc ở Sài Gòn đều thiếu món ngon “khủng khiếp” này. Vậy mà ở một quán nhỏ, nằm trong một con hẻm trên một con đường nhỏ ở quận 6, hột vịt lộn lăn bột lại làm điên đảo biết bao con người ghiền ăn vặt. Quán ốc chỉ là một quán dựng tạm trong hẻm đường Phạm Đình Hổ, đa số chủ yếu bán cho khách quen và những người gần đó. Nếu không có người biết trước thì cũng hơi khó tìm.
Một phần hột vịt lộn cho một người ăn thường khoảng 2 trứng là vừa no với giá 25.000 đồng. Vịt lộn được luộc trước cho chín rồi lăn bột chiên giòn rụm. Hột vịt lộn sau khi chiên sẽ được rắc đậu phộng lên, ăn kèm với rau răm, đồ chua và nước mắm mỡ hành ngon không tưởng. Nước mắm không cần phải pha gì thêm vì đã được nêm nếm rất vừa ăn. So với hột vịt lộn xào me thì món này phải nói là đẳng cấp ăn vặt. Ăn một lần là no, nhưng dư vị của nước mắm mỡ hành sẽ thôi thúc bạn quay trở lại lần nữa.
Địa chỉ: hẻm 115 Phạm Đình Hổ, Q6
3. Bánh trứng Trần Phú
Bánh trứng (hay còn gọi là egg tart) là một món tráng miệng truyền thống của Hồng Kông. Bánh trứng kiểu Hồng Kông cũng được bán nhiều nơi ở Sài Gòn ở những tiệm dimsum nổi tiếng hoặc vài tiệm bánh như Hỷ Lâm Môn, Sweet Home, Kinh Đô… Tuy nhiên, nói về độ ngon của bánh trứng thuộc hàng nhất nhì Sài Gòn thì phải kể đến chiếc xe nhỏ của cô chủ người Hoa trên đường Trần Phú.
Với những ai đã từng du lịch Hồng Kông, thưởng thức món bánh trứng “chính hiệu” khi một lần ăn bánh trứng được mua ở đây đều không khỏi xuýt xoa vì hương vị sao mà giống phiên bản gốc đến thế. Bánh trứng của cô được làm đúng với truyền thống, không thêm thắt gì thêm nên chính sự mộc mạc ấy đã chinh phục rất nhiều “tín đồ” ghiền bánh trứng.
Chiếc xe nhỏ của cô chủ ngoài bánh trứng ra còn bán bánh bao và bánh dừa. Bán từ 5h chiều đến tối nhưng nếu đến mua bánh trứng vào khoảng 8h là không còn. Xe bánh trứng rất dễ nhận ra bởi nằm kế bên xe bán xôi cadé nổi tiếng không kém trên đường Trần Phú.
Địa chỉ: Gần ngã tư Trần Phú – Nguyễn Tri Phương, Q5.
4. Bánh tráng trộn chú Viên
|| Xem thêm: vé máy bay đi hà nội giá rẻ
Với những người ghiền ăn vặt ở Sài Gòn chắc không còn xa lạ gì với tiệm bánh tráng trộn chú Viên trên đường Nguyễn Thượng Hiền ngay gần trung tâm Sài Gòn. Từ lâu con đường này cũng được biết đến với món bánh tráng trộn vì chỉ trong một đoạn ngắn mà hai bên đường là rất nhiều các tiệm bán món ăn vặt ngon rẻ này.
Chú Viên có lẽ là tiệm có thời gian bán lâu và chất lượng ngon nhất trên con đường này, một bịch bánh tráng trộn với rất nhiều bánh tráng cùng các loại topping như khô bò, khô mực, ruốc, … nhưng giá lại cực rẻ, chỉ 15.000 VND là bạn có thể sỡ hữu ngay bịch bánh tráng trộn ngon lành này. Hầu như mỗi khi đi ngang qua đây, tiệm chú Viên luôn là tiệm đông nhất và xếp hàng tràn cả ra đường, tuy nhiên để tránh tình trạng giành giật và xô xát, tiệm có phát số hẳn hoi, chỉ cần lấy số và đợi đến lượt mình.
Địa chỉ: 38 Nguyễn Thượng Hiền, Q3
5. Bánh tráng nướng Cao Thắng
Bạn nào là dân nghiện bánh tráng nướng, ắt đã biết đến danh tiếng của món bánh tráng nướng Đà Lạt. Nhưng một thời gian dài, sau khi ở Sài Gòn mọc lên như nấm hàng quán bán món bánh tráng nướng, thì phải thừa nhận rằng ít chỗ nào làm được hương vị giống như trên Đà Lạt. Vậy nhưng ở một góc đường Cao Thắng lại nổi tiếng bởi hương vị ngon và đúng chất Đà Lạt.
Chiếc bánh tráng ngoài giòn, nóng, thơm mè mà còn béo, phưng phức mùi trứng gà và hành lá. Ngoài ra, ở đây các bạn còn có thể tìm được rất nhiều loại bánh tráng lạ khác như: bánh tráng hột gà, thịt bò, phô mai, xúc xích để thay đổi khẩu vị.
Địa chỉ: 61 Cao Thắng, Q3
6. Trái cây tô Lý Tự Trọng
Hình thức trái cây dằm ở Sài Gòn có khá nhiều, nhưng lâu đời, thuộc dạng tiên phong và ngon có tiếng phải kể đến trái cây tô ở hẻm đường Lý Tự Trọng. Nơi này trước đây chỉ bán trái cây dằm và sinh tố, về sau khách kéo đến càng ngày càng đông nên bán cả bột chiên, phá lấu, hủ tiếu, nui xào bò…
Cứ chập choạng tối là nơi này lại đông đúc bởi khách đến ăn trái cây tô. Mỗi tô trái cây ở đây được trộn khoảng 10 loại trái cây tươi như nho mỹ, dâu tây, kiwi xanh, mít, dừa, thanh long, dưa hấu, nhãn, bơ… Trái cây được gọt sẵn và chia đều ra từng tô, sau đó bạn sẽ trộn sữa chua và đá bào vào rồi thưởng thức. Một phần ăn này có giá 30.000 đồng bao gồm 1 tô với từ 8-10 loại trái cây, 1 ly đá bào, 1 hũ sữa chua để tùy bạn trộn theo ý mình.
Địa chỉ: Hẻm 177 Lý Tự Trọng, Q1
7. Phá lấu cô Thảo
Một trong những quán rất được nhiều người yêu thích chính là quán phá lấu cô Thảo ở quận 4. Phá lấu ở đây cũng không khác những nơi khác về màu sắc nhưng điểm đặc biệt ở đây chính là nước dùng. Nước dùng có vị ngọt của nước hầm nội tạng, của nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa, vị cay, thơm của quế, ngũ vị hương. Một điểm nữa chính là màu đặc trưng của món phá lấu là màu của nước dừa được hầm kĩ chứ không phải là màu của phẩm màu.
Nước của phá lấu không lỏng mà sền sệt giống nước bò kho. Phần cái của phá lấu được quán khéo léo cắt gọn đầy đủ các thành phần gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế,…. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì để tận hưởng trọn vẹn được hương vị thơm ngon của món phá lấu.
Post A Comment
No comments :